Có được một sản phẩm tốt với giá cả hợp lý là mong ước của mọi khách hàng. Không chỉ trong ngành hàng tiêu dùng nói chung mà chúng ứng nghiệm với cả ngành điện năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên để lựa chọn một nhà cung cấp và thi công đáng tin cậy trong hàng trăm công ty, hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và lớn tại Việt Nam là một bài toán không hề đơn giản.
Bắt đầu lắp đặt hệ thống. Cách thức mà chúng ta thường làm là gọi điện thoại cho một công ty về điện mặt trời. Sau khi trao đổi về hệ thống, nhà cung cấp sẽ gửi báo giá cho chúng ta kèm với những lợi ích kỹ thuật. Bạn sẽ chọn và lắp đặt hệ thống ngay sau đó…
Không, hãy làm theo một cách khôn ngoan hơn. Gọi điện thoại đến vài công ty khác và thu thập thêm từ 1 cho đến 2 bảng báo giá cho hệ thống. Sau đó chúng ta hãy đánh giá hiệu quả đầu tư theo các tiêu chí sau đây :
1. Giá cả đầu tư
Đây là tiêu chí rất quan trọng. Tuy nhiên ở một góc nhìn tổng thể, giá cả cũng chỉ là một trong những tiêu chí mua hàng mà thôi.
Hãy lưu ý rằng đây là hệ thống hoạt động mỗi ngày trong 20-30 năm. Do đó chất lượng và hiệu quả của hệ thống phải luôn khiến chúng ta cảm thấy tin tưởng và hài lòng.
Có một điều mà tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng: thông thường giá cả sẽ đi đôi với chất lượng, giá trị mà bạn nhận được.
Khi được tư vấn về một hệ thống điện mặt trời đầu tư với giá cực thấp. Chúng ta hãy cân nhắc tới tương lai. Nơi mà những rủi ro sẽ xảy đến bất cứ lúc nào: chi phí sửa chữa, thay thế bào trì đi kèm với hiệu suất phát điện kém…
2. Chính sách bảo hành, bảo trì hệ thống điện mặt trời
Nhà cung cấp sẽ bảo hành hiệu suất tấm pin như thế nào ?
Chúng ta nên lựa chọn các nhà cung cấp có thời hạn bảo hành vật lý cho tấm pin tối thiểu 10 năm.
Trong khi đó Inverter cũng sẽ phải cần được bảo hành tối thiểu 5 năm.
Hãy tận dụng chính sách gói bảo hành mở rộng từ nhà cung cấp. Số tiền bỏ ra sẽ không quá lớn so với những rủi ro xảy đến với hệ thống sau vài năm hoạt động.
Hãy yêu cầu nhà cung cấp cách kiểm tra hiệu năng hệ thống. Đa số các nhà cung cấp sẽ tư vấn cho chúng ta về hệ thống giám sát thời gian thực qua Smartphone / laptop.
Với những công ty có chất lượng phục vụ tốt. Họ sẽ kiểm tra hệ thống sau khoảng từ 1-2 tháng. Đảm bảo hệ thống tạo ra sản lượng điện như đã cam kết.
3. Kỹ thuật thi công hệ thống điện mặt trời
Chúng ta cần xem xét các hệ thống nhà cung cấp đã từng lắp đặt. Cách họ lắp đặt tấm pin, giàn khung, cách thức đi dây và bố trí các thiết bị…
Một số điểm cần lưu ý :
- Tấm pin cần đặt cách mái ít nhất 100mm, các tấm pin không được vượt quá khỏi các cạnh của mái ( nhất là khi lắp đặt với hệ thống rail nhôm )
- Dây dẫn, cáp cần được đặt trong ống và máng để đảm bào tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho hệ thống. Bên cạnh đó nếu sử dụng ống cần là loại chịu tia UV ( tránh bị nứt )
- Hệ thống luôn cần trang bị dao cắt tải ở vị trí trên giàn pin. Đồng thời cần được che chắn để tránh ánh nắng. Quá trình để ngoài nắng sẽ gây lão hóa lớp vỏ bảo vệ.Từ đó dẫn đến những hiểm họa sẽ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với hệ thống.
- Các hệ thống điện mặt trời có điện áp DC lên đến hàng trăm vôn và hồ quang gây ra rất nguy hiểm cũng như khó dập tắt.
- Ốc kết nối tấm pin nên sử dụng loại chống rỉ sét. Giàn khung sắt cần được sơn chống rỉ, đặc biệt các vị trí mối hàn. Các vị trí lắp đặt ngoài biển sẽ yêu cầu gắt gao hơn trong vấn đề này.
- Giàn khung sử dụng rail nhôm lắp áp mái cũng cần đặt các tiêu chuẩn về chống rỉ sét.
- Vị trí lắp đặt inverter tránh các khu vực có ánh nắng mặt trời.
- Dây dẫn được đặt trong hệ thống máng cáp chuyên dụng.
4. Nhà cung cấp đem lại cảm giác tin cậy
Hãy chọn nhà cung cấp bạn thực sự có mối quan hệ tốt và biết được tâm tính của họ. Đó sẽ là một lợi thế giúp bạn triển khai quá trình mua hàng với mức giá phù hợp. Hãy lựa chọn con người đem đến cho bạn sự hài lòng và yên tâm.
Nếu bạn đưa ra hàng loạt câu hỏi, họ vẫn ở đó và tận tâm giải thích cho bạn từng vấn đề. Đó là một nhà cung cấp đáng để bạn hợp tác.
Những câu hỏi chúng ta có thể đặt ra như sau:
Về phương diện thiết kế hệ thống :
- Ai sẽ thiết kế hệ thống này?
- Người thiết đã đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành?
- Họ có biết đến kỹ thuật thiết kế oversize?
- Nếu có che bóng lên các tấm pin? điều gì sẽ xảy ra? các mà họ giải quyết vấn đề đó?
- Tư vấn về lượng điện năng tải tiêu thụ và trả ngược ra lưới?
- Hệ thống giám sát hiệu suất của hệ thống?
- Làm thế nào để biết lượng điện năng điện mặt trời trả ngược ra lưới?
Về phương diện thiết bị :
- Thương hiệu tấm pin hiện tại? Phân khúc trên thị trường hiện nay?
- Thương hiệu inverter và phân khúc thị trường?
- Hệ thống có trang bị dao cắt tải ( Isolator ) trên giàn pin? Có trang bị tấm che nắng cho dao cắt tải?
- Trụ sở và quy mô công ty?
Về phương diện lắp đặt hệ thống :
- Bảng báo giá đã bao gồm tất cả chi phí tính đến khi lắp đặt thành công đồng hồ hai chiều?
- Cung cấp phương án thi công dự kiến cho mặt bằng mái hiện hữu?
- Thảo luận về vị trí lắp đặt inverter? Nếu đưa đến các vị trí thuận lợi hơn thì chi phí sẽ thay đổi thế nào?
- Dây dẫn sẽ đặt trong ống hay đi nổi bên ngoài?
- Nhà thầu thi công của công ty hay thuê đội thầu phụ?
- Hướng dẫn vận hành hệ thống sau khi lắp đặt?
Về phương diện bảo hành bảo trì hệ thống :
- Hệ thống sẽ tạo ra sản lượng điện đúng như dự kiến? nếu không thì việc đền bù sẽ như thế nào?
- Làm cách nào để biết được hệ thống đang có hiệu suất tốt nhất?
- Hóa đơn tiền điện hàng tháng sẽ thay đổi thế nào nếu nhu cầu tiêu thụ điện không thay đổi? Công ty có cung cấp bảng cam kết về những điều trên không?
- Chính sách bảo hành hệ thống và thiết bị như thế nào?
Xem thêm:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Sơ đồ đơn tuyến của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới