2019 là năm nắng nóng nhất lịch sử, không chỉ gây nực nội khó chịu, mà khí hậu ngày càng nóng lên cũng gây ra những hiểm họa kinh khủng như siêu bão, sóng nhiệt,… Nếu không được cải thiện, tình hình sẽ ngày một tệ hơn!
2019 là năm nóng nhất lịch sử?
Ngay từ đầu năm nay, các trung tâm dự báo khí tượng hàng đầu đã khẳng định 2019 có thể sẽ là năm nóng kỷ lục trong lịch sử bởi xu hướng nóng lên toàn cầu mỗi năm lại gia tăng. Nhiệt độ trung bình trong năm nay có thể tăng 1,1 độ C so với năm trước, gần với kỷ lục tăng 1,15 độ C của năm 2016. Những nơi được dự báo sẽ có nhiệt độ tăng kỷ lục là Anh Quốc và Úc.
Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ hoạt động sản xuất của con người và hiện tượng El Nino (nước biển ấm lên) là những yếu tố góp phần vào việc làm tăng nhiệt độ Trái đất.
Theo dự báo, trong giai đoạn El Nino đầu năm 2019, các nơi có nhiệt độ ấm hơn và thiếu hụt lượng mưa gồm có khu vực Đông Nam Á, Nam Á (Ấn Độ – Pakistan) và phần đông nam bán đảo Ả Rập. Trong khi đó, độ lạnh giá ở khu vực Bắc Á sẽ giảm, còn một số nước như Ấn Độ sẽ đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí.
Theo Tổ chức khí tượng thế giới, 4 năm gần đây 2015, 2016, 2017, 2018 đều là những năm nóng nhất lịch sử. Trong suốt 406 tháng liên tiếp, nhiệt độ Trái đất luôn cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn đe dọa đến các loài sinh vật trên Trái đất.
Những hiểm họa kinh khủng
1. Siêu bão
Trung bình mỗi năm Bắc bán cầu xảy ra khoảng 53 cơn bão, nhưng riêng năm 2018 có đến 70 cơn bão ập đến. Bão và siêu bão xảy ra với tần suất nhiều hơn bởi khí quyển nóng lên cũng làm cho nước nóng lên. Nước nóng dẫn đến thiên tai như bão lũ, cuồng phong. Quần đảo Mariana, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc và Tonga là những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề vì bão trong thời gian qua. Mỹ cũng chịu thiệt hại vì cơn bão Florence và Michael.
2. Hạn hán, nắng nóng kéo dài
Nhiệt độ ngày càng tăng cao khiến cho đất đai nhiều nơi như châu Phi, Đông Nam Á, châu Mỹ,… khô cằn hơn, nước sạch khan hiếm, cháy rừng lan rộng ở Úc và Mỹ, thậm chí xảy ra tình trạng bão bụi và lũ quét. Trong tiết trời nóng ẩm, bệnh dịch truyền nhiễm dễ lây lan do điều kiện này thuận lợi để các loài côn trùng, virus phát triển. Trong khi đó, những nơi khác thì xảy ra bão lũ, mưa lớn triền miên phá hủy nguồn nước sạch, làm bẩn nguồn thực phẩm sạch, gây ô nhiễm không khí và môi trường sống.
Đó là chưa kể ở những nơi chưa phát triển, người dân không có điều kiện sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ, con người sẽ bị đe dọa tới sức khỏe vì dễ bị say nắng, đột quỵ dưới thời tiết nắng nóng.
3. Nước biển dâng cao
Nhiệt độ tăng cao khiến cho băng ở các vùng cực tan chảy. Đặc biệt Bắc Cực có nhiệt độ tăng nhanh gấp đôi so với các vùng khác. Băng tan nghiễm nhiên làm cho mực nước biển trên Trái đất tăng lên. Dự kiến đến năm 2100, nước biển sẽ dâng lên tới 30-130cm, nhấn chìm những khu vực thấp và quốc đảo, thậm chí các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Sydney, Mumbai,… sẽ chìm trong biển nước.
4. Tuyệt chủng nhiều loài sinh vật
Sau đợt El Nino năm 2016, phần lớn quần thể san hô The Great Barrier đã bị tiêu diệt. Chỉ cần Trái đất tăng thêm 1,5 độ C, toàn bộ rạn san hô lớn nhất thế giới sẽ biến mất.
Theo một nghiên cứu năm 2015, các loài động vật có xương sống đang dần biến mất với tốc độ cao gấp 114 lần so với thông thường vì môi trường sống bị ô nhiễm, bị tàn phá và nhiệt độ tăng cao. Khí thải cũng làm cho nước biển có độ axit tăng cao, đe dọa đến môi trường sống của các loài động thực vật dưới biển.
Cả thế giới nói chung và người dân Việt nói riêng đều chịu ảnh hưởng từ thiên nhiên, cái nóng đỉnh điểm này đang dần báo hiệu những gì sắp tới!
Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời. Trong đó, việc ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà để sản xuất điện sẽ góp phần giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện và giảm áp lực cung ứng điện cho ngành Điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm Điện mặt trời tại đây.